Tổ Quốc nhìn từ những kiệt tác

NGỌC PHƯƠNG NAM . VTV1 truyền hình trực tiếp động Thiên Đường, Phong Nha và những dòng sông Quảng Bình huyền thoại. Trên sân khấu kỳ quan thiên nhiên huyền ảo và hoành tráng bậc nhất thế giới đã giới thiệu kiệt tác non sông gấm góc và nét đẹp văn hóa Việt Nam. Lòng ta xúc động tự hào nghĩ về đất nước. Tổ Quốc nhìn từ những kiệt tác. Linh khí núi sông nước Nam là vậy. Dân tộc Việt làm sao thiếu vắng hiền tài? “Dẫu đất này khi thịnh, khi suy, nhưng hào kiệt đời nào cũng có” (Nguyễn Trãi) “Ken dầy vải gấm khó luồn kim. Rễ lá liền nhau, động vẫn im” (Giáp Hải)Ví dầu í thánh nhân Kỳ Lân xuất .Thuở ấy sao không về phương Nam? (Nguyễn Du). “Việt Nam là một đất nước, không chỉ là một  cuộc chiến tranh” (Vietnam is a country, not only a war : Lê Mai).. Tổ Quốc nhìn từ biển..

Động Thiên Đường

Động Phong Nha

Bài thơ “mạnh hơn 30 vạn quân” của Giáp Hải

Vịnh bèo

Cẩm lâm mật mật bất dung châm
Đái diệp liên căn khởi kế thâm
Thư­ờng dữ bạch vân tranh thuỷ diện
Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư­ long tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm.

(Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt n­ước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thư­ờng không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm).

Lời luận tội  “sắc như gươm đao” của Nguyễn Du

Kỳ Lân mộ

Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bao nộ nhất sinh di thập tộc
Đại bổng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường

Minh Thành Tổ là người thế nào?
Cướp ngôi của cháu đồ bất nhân
Một khi nổi giận giết mười họ
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi, máu chảy tràn
  Ví dầu thánh nhân, Kỳ Lân xuất.
Thuở ấy sao không về phương Nam ?

“Việt Nam là một đất nước, không chỉ là một  cuộc chiến tranh
“Vietnam is a country, not only a war.”- Lê Mai

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nguyễn Việt Chiến

(*) Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa

Xem tiếp

CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS

Dạy và học ĐHNLHCM

Gia đình nông nghiệp

NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Nhà Nguyễn và Ngọc phương Nam


DẠY VÀ HỌC. Việc tìm hiểu Nam Bộ (Ngọc phương Nam – hòn ngọc Viễn Đông) vùng đất thiêng của dân tộc Việt về lịch sử, văn hóa của quá trình Nam tiến, sự kết lương duyên, khẩn hoang, lập dinh điền,“mở rộng tương lai và hi vọng của dân tộc” không thể không tìm kiếm những chỉ dấu và nguồn tài liệu tin cậy. Tiếp theo bài Giếng Ngọc đền Hùng ở Tao Đàn là bài Nhà Nguyễn với Ngọc phương Nam, gồm tổng hợp ba bài sưu tầm: Nhà Nguyễn biên tập chính bởi Cheers đăng trên Wikipedia tiếng Việt; Lạm bàn về Biên Hòa – Đồng Nai,  bài viết của giáo sư Tôn Thất Trình đăng trên blog The Gift; “Ngôi nhà bà Nhu ở sương mù” bài viết của Ngọc Sớm Mai đang trên báo Thanh Niên. Biệt thự Hồng Ngọc, Đà Lạt là địa chỉ kho báu tài liệu mộc bản quý giá về nhà Nguyễn (Đền Hùng ở công viên Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh; ảnh Hoàng Tố Nguyên) xem tiếp

Hooàng Kim
                                                                         http://en.gravatar.com/hoangkimvietnam

Giếng Ngọc đền Hùng ở Tao Đàn

NgocphuongNam trang tình yêu, văn hóa và du lịch Việt


Ở  công viên Tao Đàn – miền cổ tích huyền thoại,
lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh,
chiếu thẳng  trục của tâm điểm tựa sau lưng  dinh Thống Nhất
là khu tưởng niệm các vua  Hùng.
Trong ngôi đền thiêng thờ  Tổ Hồng  Bàng
những vị vua mở nước thời thượng cổ của  lịch sử Việt Nam,
có biểu tượng  trụ đá thề Nghĩa Lĩnh,
đối diện là câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
“.

 Ẩn ở sau cùng ngôi đền thiêng
là biểu tượng của  giếng ngọc
với hình ảnh tuyệt đẹp của một đôi trai gái
thanh xuân, phúc hậu, cao quý người Việt.
Nước giếng ngọc trong vắt,
chắt lọc linh khí của trời đất, mát rượi tâm can.   

Miền cổ tích nơi đây
đã bảo tồn dấu chân lịch sử mở nước
và những di sản, mơ ước của ông cha
trong dòng chảy vô tận của thời gian.   

(Giếng ngọc Tạo Đàn,  ảnh Hoàng Tố Nguyên). 

GIẾNG NGỌC CÔN SƠN, KIẾP BẠC 
GIẾNG NGỌC BẮC NINH
Ly kỳ chuyện … nghìn năm
Bí ẩn nước Giếng Ngọc
GIẾNG NGỌC THỨA THƯỢNG TAM DƯƠNG
Tam Đảo
Tam Dương